Những lưu ý khi xe ô tô bị ngập nước tối quan trọng dành cho các chủ xe ô tô, khi mà hiện nay đang vào mùa mưa bão, tình trạng ngập úng tại các thành phố lớn vẫn đang còn tồn tại, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và HCM.
1. Thủy kích – kẻ thù lớn nhất khi xe ô tô bị ngập nước
Thủy kích là hiện tượng xe ô tô bị nước tràn vào đường hút gió, khiến xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu bạn cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ. Do đặc tính không chịu nén của nước nên áp suất gâu ra sẽ dẫn tới: nhẹ thị cong tay biên, nặng thì vỡ block máy, hỏng trục cơ hay hư hỏng toàn bộ phần máy, dẫn đến phải đại tu động cơ.
Hậu quả của thủy kích thường rất nặng do vấn đề nằm ở động cơ (bộ phận quan trọng nhất của xe). Chi phí cho mỗi lần sửa chữa do thủy kích thường rất lớn, ít thì vài chục triệu khi phải thay biên, nhiều thì có thể lên tới hàng trăm triệu đồng nêu như phải thay cả cụm động cơ và hệ thống điện.
Đặc biệt là đối với những dòng xe sang, chủ xe có thể sẽ phải “khóc cả dòng sông” khi chi phí sửa chữa rất tốn kém, mà giá trị của chiếc xe cũng giảm đi đáng kể nếu như muốn bán lại.
Bảo hiểm khi xe ô tô ngập nước bị thủy kích
Với tình trạng ngập lụt trong mùa mưa này, để phòng tránh tình trạng bị thủy kích thì chủ xe nên mua loại bảo kiểm có gói bảo hiểm thủy kích.
Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động từ 0.3 – 0.5% giá trị của xe, tùy thuộc vào nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi kỹ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.
Lưu ý: Đối với các trường hợp khi xe đã bị ngập những dẫn tới chết máy, và người mua bảo hiểm vẫn cố tính nổ máy xe dẫn tới thủy kích, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn thì các công ty bảo hiểm có thể miễn trừ bồi thường. Vậy nên, có không ít trường hợp rắc rối xung quanh tới vấn đề bồi thường bảo hiểm liên quan đến thủy kích giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm. Tham khảo: Các bước làm với bảo hiểm
Làm gì để tránh thủy kích khi xe ô tô bị ngập nước?
Vậy nên, để bảo vệ chiếc xe của mình, chủ xe nên hạn chế di chuyển qua những đoạn đường ngập nước. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển qua, thì nếu như xảy ra vấn đề như giật tắt máy hay chết máy đột ngột, chủ xe nên ngừng vận hành xe và gọi cho cứu hộ để kéo xe về hãng kiểm tra.
Khi động cơ tắt máy, chủ xe nên bình tĩnh. Không nên cố gắng thử đề máy trở lại để hạn chế hư hỏng đáng tiếc do máy hút nước vào trong buồng đốt, đồng thời gọi điện cho bảo hiểm để được hướng dẫn thực hiện những bước cần thiết. Đây là cách nhanh và tiện lợi nhất để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc cho khách hàng.
2. Hạn chế tối đa để nước xâm nhập vào trong xe
Ngoài hiện tượng thủy kích ra, thì còn rất nhiều con đường khác để nước xâm lấn vào trong xe, dẫn tới những hư hỏng nặng. Và những sự cố này chủ yếu nằm ở hệ thống điện, hệ thống quạt gió điều hòa và nội thất xe.
Các chủ xe khi phải di chuyển qua đoạn được có vũng nước cao, an toàn nhất là nên tắt hệ thống điều hòa bao gồm cả quạt gió để tránh rác bẩn theo nước làm hỏng cách quạt. Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xuất hiện tình trạng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe không được làm mát. Trong trường hợp này cần phải tắt máy và thay cầu chì mới.
Ngoài ra, khi đi qua vũng nước cũng không nên mở cửa kính dù trời không mưa, vì nhiều khả năng nước sẽ bắn vào xe khi có xe khác chạy qua. Nếu mức nước cao hơn phần thấp nhất của sàn xe thì không được mở cửa, bởi nước sẽ tràn vào hệ thống điện và nội thất dẫn tới hư hỏng. Trong trường hợp này, các xe được trang bị cửa sổ trời sẽ rất hữu ích.
Ước lượng chiều cao gầm xe để hạn chế xe ô tô bị ngập nước
Bạn cũng cần biết được chiều cao gầm xe của mình. Thông thường các dòng sedan có chiều cao dao động từ 16 – 18cm, SUV là 20 – 25cm. Bạn cũng cần phải biết chiều dài cơ sở của xe, chiều dài cơ sở ngắn thì khả năng lội nước sẽ tốt hơn, và vị trí họng hút của xe (thường họng hút gió là điểm ngập tối đa mà xe có thể lội được).
Đối với hệ thống điện, đặc biệt là với các dòng xe cao cấp, có hàng trăm hệ thống và cơ cấu nằm trong trong khoang ở vị trí ngang sườn trở xuống. Đó là ECU, hệ thống điều khiển túi khí, hệ thống âm thanh ở các cánh cửa, hệ thống điều khiển đa năng thống minh, cơ cấu điều khiển hộp số… và hàng chục công tắc điều khiển khác nhau.
Để giảm tối đa thiệt hại do các thiết bị điện có thể chập và hư hỏng khi xe bị ngập dẫn tới chết máy, việc đầu tiên mà các chủ xe nên làm là ngay lập tức tháo cực âm bình ắc quy của xe. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế nhằm hạn chế thiệt hại cho xe. Bạn cần phải mang xe tới các trung tâm sửa chữa ô tô để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Lưu ý đối với nội thất khi xe ô tô bị ngập nước
Ngoài ra, các mẫu xe có nội thất bằng da và nỉ thì nước là kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Nước có thể ngấm và làm nứt, hỏng các bề mặt da một cách nhanh chóng. Nỉ và mút cần dược giặt sạch bằng các loại hóa chất không có hoặc tỉ lệ chất tẩy cực thấp để không làm phai màu.
Để có thể sấy khô hoàn toàn các tấm mút và nỉ thì cũng phải mất nhiều giờ trong điều kiện phòng sấy nhiệt độ lên tới 70 – 80o. Riêng nệm da thật phải được sấy khô bằng gió, trong điều kiện nhiệt độ thấp mà không thể dùng phương pháp sấy nhiệt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng da.
Bề mặt da rạn nứt và hư hỏng cần phải được phục hồi bằng các chất bảo dưỡng chuyên dụng. Nói chung, công việc này nên để cho các garage sửa chữa xe hơi chuyên nghiệp thực hiện, để đảm bảo chiếc xe của bạn được phục hồi và chăm sóc một cách tốt nhất.
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi lái xe gặp mưa ngập
# Nguyên tắc 1:
Khi buộc phải đi qua những đoạn đường ngập nước, bạn nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào. Bởi đây là vị trí cao nhất, tránh lấy giờ qua đường khí nạp ở xe vì nó nằm ở vị trí thấp hơn. Khi di chuyển qua đoạn ngập nước, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.
# Nguyên tắc 2:
Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25cm, không vượt quá tâm bánh xa. Trên mức này, bạn không nên đi qua. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý tới những xe chạy cùng và ngược chiều chạy qua cùng thời điểm, bởi nó có thể tạo ra hiện tượng tạo sóng khiến nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, lọc gió động cơ.
# Nguyên tắc 3:
Khi di chuyển qua vùng ngập nước, nên tắt điều hòa, đi số 1, chạy đều ga ở tốc độ chậm , giữ cho nổ tròn máy và lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để xe chay ở số 1. Nếu giữ nguyên, xe sẽ tự động sang số 2 khiến ga bị yếu đi. Điều khiến này nước có thể tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.
# Nguyên tắc 4:
Không nên đạp thốc ga, bởi việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Bên cạnh đó, việc tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích lớn hơn, dẫn tới cong tay biên.
# Nguyên tắc 5:
Sau khi di chuyển qua đoạn ngập, bạn hãy đi tiếp một đoạn và sau đó rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó dừng xe và kiểm tra lại gầm xe, động cơ.
# Nguyên tắc 6:
Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa chừng khi di chuyển qua đoạn ngập, bạn không nên cố gắng khởi động lại. Nên tắt máy và rút chìa khóa, đẩy xe tới vị trí cao hơn và gọi cứu hộ ngay. Với mỗi loại xe khác nhau sẽ có khác xử lý sự cố sau khi ngập nước khác nhau. Vì thế dừng cố gắng tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.
# Nguyên tắc 7:
Trong khi gọi cứu hộ, tài xế cũng nên lưu ý nếu xe trang bị số tự động, tự động cài cầu, tự động chống trượt, tự động ổn định chống lật hay dẫn đống 4 bánh toàn thời gian, thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
# Nguyên tắc 8:
Ngoài ra, không nên mở cửa xe ra ngay khi xe bị chết máy, mà hãy chú ý tới mức nước. Nếu mức nước cao hơn cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa. Bởi như thế sẽ làm nước bên ngoài tràn vào gây hư hỏng các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nếu cần thiết bạn nên mở cửa sổ để ra ngoài.
Nếu đã lỡ đi xe ô tô đi qua vùng nước cao và xe ô tô bị ngập nước. Lúc này xe của bạn sẽ có thể phải sửa chữa rất nhiều. Để tiết kiệm chi phí và sửa chữa chính xác nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp tại TPHCM
Add: C11, đường Hoàng Quốc Việt, P. Phú Thuận, Quận 7
Hotline: 0936351862 - Anh Cường
Email: Mechanicauto.vn@gmail.com