Bảo hiểm xe ô tô ngày nay là hình thức BH cho con người, tài sản/ hàng hóa… được vận chuyển liên quan tới xe hơi đăng ký mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả những tổn thất, thiệt hại do các sự cố bất ngờ xảy ra theo các điều khoản được ghi trong hợp đồng.
Hầu hết tất cả các chủ xe khi mua xe ô tô, đều lựa chọn mua thêm một gói bảo hiểm tự nguyện ngoài các gói bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào, để nhận bồi thường từ cty BH khi xảy ra tai nạn, để đảm bảo các quyền lợi cho bản thân khi đã mua bảo hiểm trước đó.
Vậy nên, trước khi quyết định mua một gói bảo hiểm ô tô nào đó, bạn hãy đọc kỹ các điều khoản BH ôtô được ghi trong hợp đồng, để khi chẳng may xảy ra tan nạn/ va quẹt, còn biết cách xử lý. Tuy nội dung khá dài, nhưng dưới đây sẽ là toàn bộ những gì mà bạn nên tìm hiểu.
1. Quy định về mức bồi thường trong bảo hiểm ô tô
1.1. Phạm vi bồi thường
Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, thông tư 151/2012/TT-BTC có quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại khi các phương tiện cơ giới xảy ra tai nạn của quỹ bảo hiểm xe cơ giới, ở Khoản 5 – Mục II cụ thể như sau:
- 5.1). Thiệt hại về thân thể con người/ tính mạng con người/ tài sản đối với bên thứ 3 do xe cơ giới gây ra.
- 5.2). Thiệt hại về tính mạng, thân thể của những hành khách ngồi trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.”
Như vậy, nếu chủ xe đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS), thì BH sẽ phải bồi thường thiệt hại về thân thể/tài sản do người mua bảo hiểm gây ra. Có nghĩa rằng, người mua BHTNDS vẫn phải chịu tránh nhiệm bồi thường thiệt hại, khi xảy ra va chạm với bên thứ 3. Thế nhưng, vì bạn đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nên phía cty BH cũng có trách nhiệm bồi thường trên, theo đúng các điều khoản thỏa thuận trong bản hợp đồng.
1.2. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới
Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP, quy định ở Điều 18, chủ xe cơ giới khi xảy ra tai nạn giao thông cần phải có những trách nhiệm sau:
“ Điều 18 – Trách nhiệm của chủ xe cơ giới”
- Khi xảy ra tại nạn giao thông, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm thông báo ngay cho công ty bảo hiểm để tìm cách giải quyết, thực hiện hạn chế thiệt hại (người, tài sản), bảo vệ hiện trường xảy ra tai nạn;
- Thông báo cho cơ quan công an (CQCA) hoặc chính quyền gần nơi sự cố/ tai nạn nhất.
- Không được tự động di chuyển, tháo rời hoặc sửa chữa tài sải hư hại khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại cũng như sự an toàn cho con người/ tài sản, hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Chủ xe hơi mua BH cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu giúp cty bảo hiểm dễ thực hiện xác minh các tài liệu đó.
- Chủ xe cơ giới cần thông báo cho công ty bảo hiểm (Nếu xe là đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) theo quy định khoản 1 – điều 11 Nghị định này).
- Trách nhiệm khác theo quy định.
1.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm ô tô
Trong thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho bên thứ 3, bên cty BH mà chủ xe đã mua sẽ quyết định mức bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường này đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 5 – Khoản 1 – Thông tư 151/2012/TT-BTC:
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả đối với thiệt hại về tính mạng/ thân thể (con người) và tài sản của bên thứ 3 và hành khách sau quẹt/ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
“ Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại (tính mạng/ thân thể/ tài sản) chi bên thứ ba/ hành khách do xe gây ra trong mỗi vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm”.
Cụ thể như sau:
Điều 4.1) Mức trách nhiệm BH đối với tổn thất về thân thể/ người do xe cơ giới gây ra là 70 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
Điều 4.2) Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại và tổn thất về tài sản do xe mô tô ba bánh, mô tô hai bánh, xe gắn máy… (kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật) gây ra là 40 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Điều 4.3) Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại và tổn thất về tải sản do xe ô tô, máy thi công, máy kéo, máy lâm nghiệp, máy nông nghiệp và các loại xe đặc chủng được sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-mooc và sơ mi rơ-mooc được kéo bởi máy kéo hoặc xe ô tô) gây ra là 70 triệu đồng/1 vụ tai nạn.”
2. Quy trình để được nhận bồi thường bảo hiểm ô tô
Khi xảy ra sự cố, tai nạn thì bạn cần ngay lập tức liên hệ cho công ty bảo hiểm ô tô mà bạn đã mua trước đó bằng cách gọi điện thoại, sau đó khai báo đầy đủ các thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu (Tên – SĐT – biển số xe – thời gian – địa điểm – diễn biến xảy ra tai nạn). SĐT thông báo được in trên giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô.
Bởi theo quy định bảo hiêm vật chất xe ô tô, thì các công ty có thể bị phạt chế tài trong quá trình thực hiện bảo hiểm cho người mua, mức chế tài thường năm ở mức 10 – 50% tổng chi phí sửa chữa, thậm chí nhiều công tu bảo hiểm còn từ chối bồi thường nếu bạn không thông báo cho công ty bảo hiểm khi xảy ra tai nạn.
Để có thể nhận được tiền bồi thường bảo hiểm ô tô nhanh, thì ngay sau va quẹt/ tai nạn, bạn phải chụp hình ảnh và giữ nguyên hiện trường xảy ra tai nạn. Bởi đây sẽ là bằng chứng thực tế, giúp bạn đảm bảo sự cố tai nạn đó là đúng, để bảo hiểm làm đúng theo nguyên tắc.
3. Giám định bồi thường bảo hiểm xe hơi
3.1. Trường hợp người mua bảo hiểm ô tô không va chạm với người thứ 3:
Đối với bảo hiểm vậy chất xe cơ giới, trong trường hợp này, việc giám định bồi thường BH khi va quẹt/ tai nạn cần phải có mặt của chủ xe, người đại diện ủy quyền giám định của công ty bảo hiểm và người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên do và mức độ tổn thất.
Dựa vào ước tính tổn thất, công ty bảo hiểm sẽ xem xét có báo cáo cho cơ quan chức năng, để tham gia vào việc xác minh/ làm rõ hiện trường xảy tai nạn hay không.
- Nếu tổn thất về vật chất xe ước tính dưới 5 triệu đồng hoặc nguyên nhân tổn thất do các vật cứng bên ngoài tác động gây hư hại về kính/gương/đèn xe: Chỉ cần đợi người bên công ty bảo hiểm kiểm tra và đưa ra kết quả bồi thường.
- Nếu tổn thất về vật chất xe ước tính từ 5 – 10 triệu đồng: Không cần thiết phải có sự xác nhận của công an/chính quyền địa phương hoặc cảnh sát giao thông tại nơi xảy ra tai nạn, nhưng giám định viên của công ty bảo hiểm cần phải giám định và xác minh hiện trường.
- Nếu tổn thấy về vậy chất xe ước tính lớn hơn 10 triệu đồng: Phải có xác nhận của công an/chính quyền địa phương hay cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn, và giám định viên phải giám định và xác minh hiện trường.
3.2. Trường hợp người mua bản hiểm va chạm với người thứ 3:
Trong trường hợp này, chủ xe cần thông báo, phối hợp và xác nhận với công an/chính quyền địa phương hoặc cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn. Các giá trị tổn thất được phân loại thành:
- Nếu tổn thất về vật chất ước tính dưới 20 triệu đồng: Cần phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ quan địa phương, tại nơi xảy ra tai nạn, giám định viên cần giám định và xác minh hiện trường tai nạn.
- Nếu tổn thất vật chất ước tính trên 20 triệu đồng: Phải có hồ sơ của cảnh sát giao thông và giám định viên cần phải giám định và xác minh hiện trường xảy ra tai nạn.
3.3. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
Để được hưởng bồi thường thiệt hại từ công ty bảo hiểm ô tô, người mua cần hoàn thiện giấy tờ/ hồ sơ bồi thường BH, cung cấp các tài liệu, chứng từ sau:
- Giấy phép lái xe.
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường xe cơ giới đường bộ.
- Kết luận điều tra của công an (CAGT) hoặc bản sao hồ sơ tai nạn gồm có: biên bản kiểm tra hiện trường tai nạn, biên bản kiểm tra xe liên quan tới tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn.
- Bản án hoặc quyết định từ toàn án trong các trường hợp có tranh chấp tại toàn án.
- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của bên thứ 3.
- Các chứng từ/ giấy tờ xác định mức tổn thất do tai nạn (biên lai xác nhận chi phí sửa chữa xe, thuê cứu hộ…).
3.4. Phương án bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Sau khi đã được kiểm tra giám định thiệt hại của xe, thì công ty bảo hiểm đưa ra phương án để bồi thường bảo hiểm vật chất (BHVC) xe ô tô một cách hợp lý nhất.
- Đối với trường hợp khắc phục sửa chữa:
- Nếu trong bản hợp đồng bảo hiểm của bạn có điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa: Chi phí sửa chữa sẽ dựa trên bảng giá của hãng nếu sửa chữa tại các cơ sở chính hãng. Còn nếu sửa chữa tại các đơn vị không phải chính hãng, thì bạn cần phải thỏa thuận với bên BH theo giá thị trường, trước khi bạn cho tiến hành sửa chữa.
- Nếu bạn không mua điều khoản lựa chọn địa điểm cơ sở sửa chữa, thì phía công ty bảo hiểm sẽ có quyền chỉ định cơ sở sửa chữa. Nếu bạn không đồng ý thì chi phí cao hơn/ chênh lệch sẽ do chính bạn tự chi trả.
- Đối với trường hợp bồi thường bằng tiền mặt
- Trường hợp này chỉ đúng cho những bộ phận xe hơi dễ đánh giá mức độ thiệt hại, và trên thị trường không có để thay mới.
- Xảy ra tại nạn ở các khu vực không có cơ sở sửa chữa đảm bảo chất lượng, tiến độ sửa chữa và thay thế không đáp ứng được yêu cầu.
4. Mức bồi thường bảo hiểm xe hơi hiện tại
4.1. Trường hợp tổn thất bộ phận xe
Trong trường hợp bồi thường thiệt hại bộ phận xe, khi giải quyết bồi thường bảo hiểm ô tô, các Cty BH thường sẽ kiểm soát bồi thường BH đối với những thiệt hại bằng tỉ lệ giá trị tổng thành xe.
Chẳng hạn: Chủ xe T có chiếc xe Hyundai giá trị thực tế trên thị trường là 500 triệu đồng. Chủ xe T tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời gian tham gia bảo hiểm xe hơi, xe bị va chạm/ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại được tính theo chi phí sửa chữa gồm: Động cơ (95 triệu đồng), thân vỏ (115 triệu đồng).
Theo bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe mà công ty bảo hiểm quy định: Tỉ lệ tổng thành động cơ là 16%, tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 55%. Vậy số tiền BH sẽ trả cho chủ xe là:
Động cơ: 500 x 16% = 80 triệu đồng, nhỏ hơn 95 triệu đồng. Vậy nên công ty bảo hiểm sẽ đền bù bảo hiểm phần động cơ cho bạn là 80 triệu đồng.
Thân vỏ: 500 x 55 = 275 triệu đồng, nhiều hơn 125 triệu đồng. Vậy nên công ty bảo hiểm sẽ đền bù bảo hiểm phần thân vỏ cho bạn là 125 triệu đồng.
4.2. Trường hợp tổn thất toàn bộ xe
Đối với trường hợp xe bị thiệt hại nặng nề không thể khôi phục, bị mất cắp…, để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông thì xe được xem là tổn thất toàn bộ, hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi lớn hơn hoặc bằng so với giá trị thực tế của xe. Trường hợp này thì số tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm ô tô nhiều nhất bằng số tiền bảo hiểm, trừ cho phần khấu hao thời gian sử dụng xe, hoặc cũng có thể chỉ tính giá trị tương đương so với giá thị trường trước ngày xe xảy ra tổn thất.
Tuy nhiên, trên thực tế thì các công tu bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại lớn hơn hoặc bằng một tỉ lệ nhất định so với giá trị thực tế của xe thì được xem là tổn thất toàn bộ, thế nhưng lại có giới hạn bởi bảng tỉ lệ cấu thành xe.
Ví dụ: Chủ xe T có chiếc xe Hyundai tham gia bảo hiểm với số tiền là 500 triệu đồng, bằng với giá trị thực tế của xe tại công ty bảo hiểm B. Theo quy định mà công ty này đưa ra, trường hợp được xem là xe bị tổn thất toàn bộ khi thiệt hại về xe ước tính lớn hơn hoặc bằng 80% giá trị thực của xe. Trong thời gian bảo hiểm, xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa gồm:
- Động cơ: thiệt hại 100% - chi phí sửa chữa hết 90 triệu đồng
- Thân vỏ: thiệt hại 100% - chi phí sửa chữa hết 320 triệu đồng.
- Hộp số: thiệt hại 100% - chi phí sửa chữa hết 28 triệu đồng.
Tổng thiệt hại: 438 triệu đồng (tương đương 87.6% giá trị thực tế xe).
Giá trị thiệt hại trên lớn hơn 80% giá trị thực của xe. Nhưng theo quy định vào bảng tỉ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm.
- Động cơ: 16 x 100 = 16%.
- Thân vỏ: 55 x 100 = 55%.
- Hộp số: 7 x 100 = 7%
Tổng cộng: 78%.
Vậy nên, trường hợp này không được tính là tổn thất toàn bộ ước tính, mà chỉ được bổi thường theo tổn thất bộ phận xe.
Nên sửa bảo hiểm ô tô tại garage ô tô chuyên nghiệp
4.3. Hoàn thiện hồ sơ bồi thường
Trong quá trình làm thủ tục để được nhận bồi thường bảo hiểm tại nạn ô tô, bạn cần phải thực hiện và phối hợp dựa trên sự chỉ dẫn của cán bộ giám định bồi thường, qua đó giúp công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường và kết thúc hồ sơ bồi thường một cách đơn giản và nhanh nhất.
Bạn sẽ cần ký vào hợp đồng/ biên bản nghiệm thu và thanh lý (nếu có) và nhận xe. Trường hợp ngoài hệ thống, bạn cần phải thông báo trước với công ty bảo hiểm, để họ đưa ra biện pháp xử lý.
5. Những điều không nên làm khi gặp tai nạn ô tô
5.1. Tự ý thỏa thuận với nhau
Bảo hiểm sẽ không trả phí sửa chữa, nếu khi xảy va chạm/ tai nạn bạn tự ý thương lượng với nhau rồi bỏ qua sự việc để đi tiếp. Bởi cty bảo hiểm chỉ làm với chứng cứ, giấy tờ và biên bản của các cơ quan chức năng.
Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân, bạn cần phải xin đầy đủ thông tin từ bên thứ 3 và từ chối họ nếu họ thương lượng với bạn bỏ qua chuyên này. Bởi rất có thể đối phương đang gặp phải các vấn đề như không có bằng lái, những vấn đề liên quan đến pháp luật, không mua bảo hiểm bắt buộc, thậm chí có thể là tội phạm bị truy nã.
5.2. Không nhận lỗi
Để nhìn nhận một cách khách quan và chính xác nhất về một vụ tai nạn, thì cần phải có được sự kết luận từ nhiều phía như: người trực tiếp trong vụ việc, những người có mặt gần hiện trường, công an hay cảnh sát giao thông. Vậy nên bạn cần tỉnh táo để biết đâu là bên gây ra lỗi.
5.3. Không được xem thường tình trạng sức khỏe của bản thân
Nhiều trường hợp xảy ra va chạm nhẹ, xơ xước nhẹ, người bị nạn thấy mình không gặp phải vấn đề nào hết. Tuy nhiên sau một thời gian, cơ thể người bị va chạm mới bắt đầu cảm nhận được (do nội thương).
Vậy nên, khi xảy ra tai nạn, bạn hãy yêu cầu được tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Hãy chắc chắn rằng mình không bị vấn đề gì nghiêm trọng hết.
6. Những điều cần lưu ý khi gặp phải trường hợp rủi ro trên đường
Khi không may xảy ra những trường hợp không mong muốn, bạn cần phải hiểu rõ những quy định của hợp đồng BH để giảm thiểu tối đa tổn thất:
- Hãy bình tĩnh khi sự cố đã xảy ra, chuẩn bị mọi phương án.
- Dừng xe hơi và kiểm tra xem có ai bị thương không.
- Gọi cho cảnh sát/ CSGT hoặc trung tâm cấp cứu (báo cho họ tình trạng người bị và số người bị), họ sẽ tới nhanh nhất.
- Giữ tình trạng tốt nhất cho nạn nhân/ những người bị thương.
- Không được thay đổi hiện trường va chạm (tai nạn) khi chưa có sự cho phép của những bên có thẩm quyền.
- Yêu cầu phía cảnh sát giao thông cung cấp cho bạn bản tường trình về vụ tai nạn. Để có thể tiến hành làm thủ tục bồi thường từ cty bảo hiểm bạn cần phải có những giấy tờ này.
- Ghi lại tên, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, số bằng lái, loại xe (hiệu xe),… của những ai có liên quan tới vụ tai nạn.
- Nếu bạn đụng phải xe hay vật gì đó trên đường, hãy tìm chủ sở hữu tài sản đó. Nếu không thể tìm thấy họ, hãy để lại lời nhắn gồm tên, số điện thoại và địa chỉ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần chụp hoặc quay lại hiện trường tổn thấy để lưu giữ hiện trường.
- Thông báo cho cty bảo hiểm, không được tự ý sửa chữa khi chưa được sự đồng thuận từ Cty BH, trừ những trường hợp có yêu cầu từ những cơ quan có thẩm quyền.
- Khi xe hơi bị mất, bạn cần khai báo với công an/chính quyền địa phương và cả cty bảo hiểm bằng sau 24h kể từ khi bị mất cắp.
7. Những trường hợp không được bồi thường bảo hiểm
Người mua BH không được nhận bồi thường ở những trường hợp sau:
- Người mua bảo hiểm điều khiển xe cố ý gây tai nạn.
- Người mua BH điều khiển xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (chỉ áp dụng với lái xe).
- Tài sản bị người đánh cắp (hoặc bị cướp) khi tai nạn.
- Bất khả kháng: Có chiến tranh, động đất, khủng bố,…
- Sử dụng các chất cấm: kích thích hoặc sử dụng rượu bịa vượt quá nồng độ cho phép theo quy định của pháp luật.
- Người mua BH đánh nhau (hoặc có xô xát với bên thứ 3). Trừ những việc được xác định là tự vệ chính đáng của bên công an.
- Người mua bảo hiểm gặp các vấn đề về sức khỏe như: Trúng gió, cảm đột ngột, đang mang bệnh (kể cả những bệnh truyền nhiễm).
Nếu bây giờ bạn đang cần sửa chữa xe ô tô bảo hiểm tại TPHCM, hoặc mua bảo hiểm để bảo vệ cho mình và chiếc xe hơi của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.
Mechanic Auto – Garage sửa chữa ô tô chuyên nghiệp tại TPHCM
Add: C11, đường Hoàng Quốc Việt, P. Phú Thuận, Quận 7
Hotline: 0936351862
Email: Mechanicauto.vn@gmail.com