Két nước làm mát ô tô nằm trong hệ thống làm của xe, chúng đảm nhận vai trò làm mát động cơ thông qua nước làm mát. Sau thời gian dài vận hành, két nước có thể sẽ bị tắc nghẽn nếu như không được súc rửa định kỳ, do tích tụ nhiều cặn bẩn trong hệ thống, từ đó ảnh hưởng tới quá trình làm mát động cơ.
Khi hệ thống làm mát kém hiệu quả, động cơ có thể xảy ra những hư hỏng nghiêm trọng nếu như không sớm khắc phục, nhẹ thì sửa chữa, còn nặng thì cần phải đại tu lại toàn bộ động cơ.
Vậy bài viết sau đây, Mechanic Auto – gara sửa máy ô tô uy tín sẽ nêu lên toàn bộ những thông tin mà chủ xe cần biết về két nước xe ô tô, để từ đó có thể đưa ra những phương an chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình hiệu quả hơn!.
I. Cấu tạo của két nước làm mát ô tô
Két nước làm mát được cấu thành từ những đường ống nước nhỏ hẹp, được xếp xen kẽ với các lá nhôm. Với thiết kế kiểu này, nước làm mát sẽ được tản nhiệt một cách tối ưu nhất. Tùy thuộc vào từng dòng xe mà hãng sẽ có thiết kế két nước làm mát kiểu nhỏ hoặc lớn.
Thông thường, két nước được thiết kế theo 2 kiểu khác nhau, đó là kiểu lá nhôm xếp dọc hoặc xếp chéo nhau. Đối với loại xếp dọc từ phía trên xuống, nước làm mát từ động cơ sẽ chảy từ trên xuống và đi ra khỏi két nước để bắt đầu một chu trình mới. Còn đối với kiểu xếp chéo nhau, nước làm mát từ động cơ sẽ chảy theo dòng chéo từ bên này sang bên đối diện.
Đa số các mẫu ô tô đời mới ngày nay, các nhà sản xuất đều trang bị loại két nước được thiết kế theo kiểu chéo.
Một két nước động cơ ô tô được cấu tạo bởi những bộ phận sau:
1. Nắp két nước
Đảm nhận nhiệm vụ đóng kín két nước, để hạn chế tối đa tình trạng hao hụt nước làm mát do bốc hơi. Nắp két nước được thiết kế với 2 van là: van chân không và van két nước.
Khi nhiệt độ của nước làm mát tăng cao, áp suất bên trong két nước cũng từ đó mà gia tăng. Lúc này, van áp suất sẽ mở để nước làm mát có thể chảy vào bình nước phụ để giảm áp suất xuống.
Khi nhiệt độ của nước làm mát thấp, áp suất bên trong két nước giảm, nên van chân không sẽ được mở ra để nước làm mát từ bình phụ chảy vào trong két nước.
2. Bình nước phụ
Bình nước phụ dự trữ và cung cấp nước làm mát tới két nước làm mát ô tô, trong điều kiện mức nước và áp suất két thấp.
3. Van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt đảm nhận nhiệm vụ điều khiển dòng chảy của nước làm mát từ động cơ đi đến két nước. Khi vừa khởi động động cơ, máy chưa nóng, van hằng nhiệt lúc này sẽ đóng kín để ngăn nước làm mát không chảy ra từ két nước. Từ đó giúp nhiệt độ của động cơ tăng nhanh hơn.
Khi động cơ đã đạt tới nhiệt độ làm việc thích hợp, van hằng nhiệt sẽ mở ra để nước làm mát chảy vào két nước, bắt đầu chu trình luân chuyển nước làm mát để duy trì nhiệt độ thích hợp cho động cơ.
4. Quạt làm mát động cơ
Quạt làm mát động cơ giúp gia tăng sự lưu thông của không khí đi qua két nước động cơ ô tô, từ đó đẩy nhanh quá trình hạ nhiệt độ của nước làm mát xuống.
5. Máy bơm nước
Máy bơm nước đảm nhận nhiệm vụ bơm nước làm mát từ két nước luân chuyển vào động cơ và quay trở lại két nước để hạ nhiệt. Khi động cơ hoạt động, quá trình này sẽ được diễn ra liên tục cho tới khi tắt máy.
II. Những lỗi hư hỏng thường gặp trên két nước làm mát xe ô tô
Dưới đây, Mechanic Auto sẽ nêu lên những lỗi trên két nước ô tô mà các KTV tại gara thường gặp nhất khi sửa chữa hệ thống làm mát xe cho khách hàng, để bạn đọc tham khảo:
1. Tắc nghẽn két nước
Tình trạng tắc nghẽn két nước làm mát ô tô là một trong những lỗi mà Mechanic Auto thường gặp nhất, bởi đường ống cấu của két nước có cấu tạo khá nhỏ và hẹp. Sau một thời gian dài hoạt động, nước làm mát sẽ kéo theo những cặn bẩn bên trong động cơ, lâu ngày sẽ đóng cặn và làm tắc nghẽn đường ống, từ đó ảnh hưởng tới quá trình luân chuyển nước làm mát.
Ngoài ra, việc đường ống két nước tắc nghẽn còn có thể làm áp suất bên trong đường ống gia tăng, từ đó tạo áp lực lớn lên thành ống, dẫn tới tình trạng thủng két nước và làm nước làm mát rò rỉ ra ngoài.
Vậy nên, để hệ thống làm mát động cơ hoạt động hiệu quả, bạn nên kiểm tra và thay nước làm mát định kỳ.
2. Rò rỉ két nước
Nếu như bạn nhận thấy nước làm mát động cơ bị hao hụt quá nhanh, nước có cặn bẩn, đục, màu lạ… thì khả năng cao két nước đang bị thủng. Khi két nước bị thủng, nước làm mát sẽ từ đó mà rò rỉ, đồng thời cũng dễ khiến nước làm mát bị biến chất do tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
3. Két nước bị sôi
Két nước ô tô sôi là một trong những lỗi đặc biệt nguy hiểm mà bạn cần phải xử lý ngay. Có khá nhiều nguyên nhân khiến nước làm mát trong két nước sôi, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do bơm, quạt làm mát hư hỏng, két thiếu nước làm mát, xe thường xuyên hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, tải nặng…
4. Đường ống rò rỉ
Đường ống trong két nước làm mát ô tô đa phần đều được làm từ cao su. Vậy nên, sau thời gian dài thì chúng dần bị oxy hóa, giòn, thủng… Từ đó khiến nước làm mát bị rò rỉ ra ngoài.
5. Hư hỏng bơm nước
Nước làm mát có thể luân chuyển được trong hệ thống là nhờ vào bơm nước. Khi bơm gặp vấn đề hoặc hoạt động không hiệu quả, nước làm mát sẽ không thể được luân chuyển hoặc áp suất dòng chảy quá yếu. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến động cơ nhanh nóng nhất.
6. Hư hỏng quạt làm mát
Quạt làm mát là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống làm mát xe ô tô. Khi quạt hư hỏng, khả năng tản nhiệt của nước làm mát sẽ bị ảnh hưởng, khiến nhiệt độ của động cơ nhanh nóng hơn.
7. Van hằng nhiệt bị kẹt/hỏng
Van hằng nhiệt kẹt, hỏng sẽ khiến nước làm mát không thể luân chuyển tuần hoàn nhằm giải nhiệt động cơ được nữa. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng quá nhiệt động cơ.
Thời điểm nào nên vệ sinh/bảo dưỡng két nước làm mát ô tô
Để két nước làm mát luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, đạt được tuổi thọ cao nhất thì bạn nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống theo định kỳ.
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bạn nên súc rửa két nước và thay nước làm mát mới định kỳ sau 40.000 – 60.000km xe vận hành, hoặc sau 2 – 3 năm sử dụng xe (tùy điều kiện nào tới trước).
III. Hướng dẫn súc rửa két nước làm mát xe ô tô đơn giản tại nhà
Trước khi tiến hành súc rửa két nước làm mát, bạn cần phải chờ động cơ nguội hẳn. Bởi nếu như bạn tiến hành súc rửa trong khi động cơ còn nóng, sẽ rất dễ bị bỏng.
Bạn nên thực hiện súc rửa két nước sau khi động cơ ngừng hoạt động được 2 tiếng, bởi lúc này động cơ đã ngoại hoàn toàn.
Dưới đây là 4 bước để súc rửa két nước ô tô:
Bước 1: Kích gầm
Bạn hãy kích cao gầm xe lên để bản thân có thể dễ dàng thao tác xả nước qua van xả bên dưới.
Bước 2: Xả sạch nước làm mát cũ
Đặt một chậu ngay dưới van xả để hứng nước làm mát cũ ra. Sau khi đã xả hết, hãy khóa chặt van lại.
Bước 3: Súc rửa két nước bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Mở nắp két nước ô tô và đổ dung dịch vệ sinh chuyên dụng vào, bơm nước cho đầy két nước và đóng chặt két lại. Sau đó đề máy, chạy xe ở chế độ không tải trong khoảng 10 – 15 phút.
Sau đó chờ máy nguội hẳn và mở van xả ra để xả sạch nước bẩn ra ngoài. Bạn có thể lặp lại công đoạn này nhiều lần nếu như cảm thấy nước xả ra vẫn còn bẩn.
Bước 4: Thay nước làm mát mới
Sau khi đã súc rửa sạch két nước, hãy đổ nước làm mát mới vào bình tới vạch Full và để nguyên nắp bình không đóng. Sau đó, hãy khởi động động cơ và chạy ở chế độ không tải khoảng 15 phút, để nước làm mát chạy đều hết hệ thống và loại bỏ các bọt khí ra ngoài. Sau đó kiểm tra lại nước làm mát một lần nữa, nếu thấy nước làm mát bị rơi xuống mức thấp thì châm thêm và đóng chặt nắp bình lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về két nước làm mát ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Còn nếu bạn đang có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới hệ thống làm mát ô tô, hãy liên hệ ngay với Mechanic Auto để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Chúc các bạn lái xe an toàn!